Hướng dẫn ươm mầm hạt giống bí ngồi xanh Hạt Giống Bí Ngồi Xanh đang trở nên hấp dẫn các gia đình sống tại các thành phố lớn vì tỷ lệ nảy mầm rất cao, dễ đậu trái, hương vị rất thơm ngon mà đặc biệt bổ dưỡng. Bí ngồi xanh chứa nguồn vitamin và dưỡng chất dồi dào, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. Xếp hạng 9.5/10 4549 Bình chọn

Hướng dẫn ươm mầm hạt giống bí ngồi xanh

Đánh giá:
4.8 200
4.8 sao trên tổng số 200 lượt review

Hạt Giống Bí Ngồi Xanh đang trở nên hấp dẫn các gia đình sống tại các thành phố lớn vì tỷ lệ nảy mầm rất cao, dễ đậu trái, hương vị rất thơm ngon mà đặc biệt bổ dưỡng. Bí ngồi xanh chứa nguồn vitamin và dưỡng chất dồi dào, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và chống lại bệnh tật.

 

hạt giống bí ngòi xanh 

Hạt Giống Bí Ngòi Xanh

 

Chúng ta cùng điểm qua một số lợi ích khi dùng bí ngồi xanh nhé:

 

Ngừa đột quỵ

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Ngừa được bệnh ung thư

Giảm cân

Tốt cho mắt

Ngừa bệnh gút

 

Còn chần chừ gì nữa mà bạn không thử trồng bí ngồi xanh. Với gói hạt giống bí ngồi xanh, bạn sẽ thành một nhà nông thực thụ đấy.

 

Cách ươm mầm Hạt Giống Bí Ngồi Xanh:

 

1. Gieo hạt:

– Mỗi khay làm 1 hốc ở chính giữa. Gieo 2 hạt/hốc sau đó phủ một lớp giá thể mỏng lên trên. Chú ý không làm hốc quá sâu sẽ làm hạt khó nảy mầm, cây con mọc kém. Hoặc có thể ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh để hạt nhanh và dễ nảy mầm hơn.

– Sau khi hạt nảy mầm tiến hành tỉa bớt cây còi cọc chỉ để 1 cây đẹp nhất/ khay.

– Trong suốt quá trình sinh trưởng tưới đủ ẩm cho cây, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, nuôi quả.

– Trong thời gian đầu, khi cây còn nhỏ có thể trồng xen thêm các loại rau khác như rau mầm cải, rau dền, rau muống… để tránh lãng phí diện tích

 

hạt giống bí ngồi xanh

Bí Ngồi Xanh Đã Ra Trái

 

 2. Bón phân:

– Khi cây ra nụ bón phân Kali (có thể phun phân bón lá Delta – K) giúp tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả.

– Sau mỗi đợt thu hoạch nên bón thêm Kali và đạm (có thể sử dụng hỗn hợp Delta – K và Nitroforlia (phân bón lá của công ty phân bón AgriViet) phun hoặc tưới).

 

3. Cách chăm sóc

– Nên nhổ cỏ dại ngay khi xuất hiện và có thể trải một lớp phủ (chẳng hạn như rơm, rạ,…) trên bề mặt đất để ngăn ngừa tình trạng này. Việc thêm phân bón dạng lỏng mỗi 3 – 4 tuần sẽ giúp cây kích thích tăng trưởng. Đồng thời, cần phải cắt bỏ những cành lá hoặc trái bị bệnh để tránh lây lan sang các phần khác của cây.

– Để cây ra trái nhiều hơn, có thể dùng cách thủ công là ngắt một bông hoa đực (thường có phần cuống dài, mảnh) cọ vào phần nhụy hoa cái (thường có phần cuống ngắn). Mọi người có thể làm thao tác này trên vài bông hoa tùy thuộc vào thời gian bạn có và mức độ tăng trưởng mong muốn.4 Thu hái:

Thông thường nên thu hái khi quả dài 25-30 cm, đường kính 4-5 cm. Trọng lượng 350-400gr. Không nên để quả to quá sẽ bị già, ăn không ngon. Mỗi cây cho thu hoạch trung bình 3 – 5 quả.

 

Các bạn ơi, xu hướng trồng các loại rau củ quả hiện nay đang dần phổ biến trên các gia đình tại Thành Phố, chúng ta cùng nhau tạo nên những loại thực phẩm sạch để bảo vệ gia đình của mình nhé.