CÁC CÔNG NGHỆ TRỒNG RAU SẠCH THỦY CANH Thủy canh là một kỹ thuật trồng cây trong môi trường dung dịch dinh dưỡng, trồng cây trong nước, môi trường sống khá sạch cho cây trồng, không có những ảnh hưởng ô nhiễm từ môi trường đất gây ra cho cây. Có rất nhiều mô hình trồng rau thủy canh tại nhà khác nhau được nghiên cứu đưa ra sao cho phù hợp với điều kiện từng nơi sử dụng. Xếp hạng 9.5/10 4549 Bình chọn

CÁC CÔNG NGHỆ TRỒNG RAU SẠCH THỦY CANH

Đánh giá:
4.8 200
4.8 sao trên tổng số 200 lượt review

Thủy canh là một kỹ thuật trồng cây trong môi trường dung dịch dinh dưỡng, trồng cây trong nước, môi trường sống khá sạch cho cây trồng, không có những ảnh hưởng ô nhiễm từ môi trường đất gây ra cho cây. Có rất nhiều mô hình trồng rau thủy canh tại nhà khác nhau được nghiên cứu đưa ra sao cho phù hợp với điều kiện từng nơi sử dụng. Đa phần các máng trồng thủy canh hiện nay đều được làm bằng nhựa nhưng cũng có thể sử dụng những vật liệu khác như thủy tinh, bê tông hoặc kim loại,… Khi trồng các máng cần được che nắng để không tạo rong rêu phát triển trong môi trường dung dịch thủy canh.

 

 

Trồng rau thủy canh đang được nhiều người ưa chuộng bởi những tính năng vượt trội của nó

 

HỆ THỐNG THỦY CANH DẠNG  BẤC 

 

 Đây là hệ thống thủy canh đơn giản nhất.

 

 Nguyên lý hoạt động của hệ thống như nguyên tắc của đèn dầu sử dụng sợi bấc để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

 

 Đặt một đầu sợi bấc chìm trong dung dịch dinh dưỡng, đầu còn lại chạm vào rễ của cây.

 

 Sợi bấc sẽ có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng lên để nuôi cây, như vậy cây vẫn có đủ dinh dưỡng để phát triển.

 

 

 

Thủy canh dạng bấc là mô hình thủy canh phù hợp với những người mới bắt đầu trồng rau

 

HỆ THỐNG THỦY CANH TĨNH

 

 Trồng rau thủy canh tĩnh là hình thức trồng rau mà bạn dùng dung dịch thủy canh ở trong chậu đã được pha sẵn để nuôi dưỡng những cây trồng bên trên.

 

 Rễ cây sẽ được nhúng một phần trong dung dịch dinh dưỡng và hút dưỡng chất để nuôi cây.

 
 

 Hệ thống này sử dụng một bình, bể, khay hoặc thùng chứa dung dịch thủy canh phía dưới.

 

 

Ưu điểm của phương pháp thủy canh tĩnh là chi phí đầu tư thấp

 

 

 Môi trường thủy canh tĩnh có một nhược điểm là thiếu khí oxy nên phải có máy tạo khối sủi bọt để cung cấp oxi cho cây.

 

 Hệ thống này chỉ phù hợp với một số loại cây và thông thường chỉ được sử dụng trong giảng dạy vì chi phí khá ít vì có thể tận dụng những bình chứa không sử dụng.

  

HỆ THỐNG THỦY CANH HỒI LƯU

 

 Khác với thủy canh tĩnh phần rễ cây luôn chìm trong dung dịch thì mô hình này có thêm một máy bơm để điều khiển lượng dung dịch vào khay rồi rút ra theo một chù kỳ nhất định.

 

 Như vậy bộ rễ của cây không phải lúc nào cũng ngập trong nước, tránh được ngập úng và tạo được khoảng không để cây có thể thở tự nhiên.

 

 Mô hình này khá tối ưu và hiện tại đang được ứng dụng vào sản xuất ở rất nhiều trang trại tại Việt Nam

 

 

 

Thủy canh hồi lưu được ứng dụng vào sản xuất ở rất nhiều trang trại tại Việt Nam

 

HỆ THỐNG THỦY CANH NHỎ GIỌT

 

 Đây là hệ thống thủy canh được các nước trên thế giới ưa chuộng.

 

 Sẽ có hệ thống máy bơm, bơm dung dịch dinh dưỡng lên và nhỏ trực tiếp vào gốc của cây trồng.

 

 Nước được nhỏ giọt, chậm theo định kì.

 

 

Thủy canh nhỏ giọt giúp cây hấp thụ tốt dưỡng chất để nuôi thân

 

 Dinh dưỡng sẽ từ từ trôi xuống bộ rễ, phần dư sẽ được trở lại bể chứa và tái sử dụng.

 

 Hệ thống sử dụng hiệu quả dinh dưỡng, thích hợp trồng các cây thảo mộc, các loại hoa và một số cây ăn trái như dưa chuột, cà chua, ớt,…

 

 Mô hình không chỉ áp dụng tại các trang trại lớn với quy mô sản xuất thương mại mà ngày nay còn được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình cho việc trồng rau tại nhà. Phương pháp này đang là một trong những xu hướng mới trên thị trường hiện nay.

 

 

Quy chế hoạt động của thủy canh nhỏ giọt